Bí kíp tạo nên những bức ảnh tuyệt đẹp vào ban đêm

2020-08-25 10:01:13 - Lượt xem: 1270

Đối với những người đam mê chụp ảnh, chắc chắn sẽ luôn muốn tác nghiệp mọi nơi mọi lúc, ngay cả khi thời tiết không thuận lợi đặc biệt là vào ban đêm. Do đó, chụp ảnh đẹp vào ban đêm luôn là một thách thức, bởi bạn không có nhiều ánh sáng để tạo nên những bức ảnh tuyệt vời. 

Bí kíp ở đây là bạn phải chọn được những thiết lập camera cho phép tối đa hóa lượng ánh sáng đi vào cảm biến như: khẩu độ rộng, tốc độ màn trập chậm, và ISO cao. Tất nhiên vẫn còn một vài yếu tố nhỏ khác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

tips chụp ảnh ban đêm

Những thiết bị cần thiết để chụp ảnh ban đêm

Để chuẩn bị cho công cuộc tạo nên những tuyệt tác vào ban đêm, Digi4U gợi ý cho bạn một số thiết bị nên có để giúp tối đa hóa lượng ánh sáng thu vào, hoặc trong trường hợp bạn tự tạo ánh sáng để sử dụng bởi đèn flash như: 

Một chiếc tripod hay còn gọi là chân máy ảnh chuyên dụng sẽ là món đồ cực kỳ hữu hiệu khi bạn muốn giảm tốc độ màn trập. Đây là thiết bị chắc chắn không thể thiếu khi bạn muốn chụp ảnh vào ban đêm hoặc ảnh thiên văn. Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu của bạn là các vật thể đang di chuyển như con người, thì tripod lại có vẻ như sẽ không giúp ích gì cho bạn.

Khi đó, bạn sẽ cần đến một chiếc đèn flash. Nhưng đối với phụ kiện này, Digi4U khuyên bạn chỉ nên sử dụng khi chụp ảnh trong vũ trường, chụp gia đình hay ảnh phóng sự bởi hình ảnh thu được sẽ trông kém tự nhiên hơn bình thường, trừ khi bạn sử dụng nhiều đèn flash đặt ở các vị trí được tính toán kỹ càng. Do đó, đèn flash sẽ không phù hợp để chụp ảnh thiên nhiên đâu nhé! 

ảnh chụp đèn flash

Ảnh chụp với đèn flash

Cách dễ dàng nhất để tạo ra nhiều ánh sáng cho cảm biến chính là sử dụng một ống kính với khẩu độ rộng hơn. Hầu hết hình ảnh được chụp vào ban đêm đều được chụp với khẩu độ từ giữa f/1.2 và f/2.0. Bạn cũng có thể sử dụng ống kính góc rộng bởi nó sẽ cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn mà không phạm vào quy luật tương hỗ trong nhiếp ảnh.

Khẩu độ trong ảnh chụp đêm

Một nguyên tắc rất đơn giản liên quan đến khẩu độ khi bạn muốn chụp ảnh vào buổi đêm đó là “càng rộng càng tốt”. Trong các tình huống thiếu sáng, điều mà chúng ta cần quan tâm không phải là độ sâu của ảnh, mà chính là làm sao để mở rộng khẩu độ của camera hết mức có thể nhằm thu được tối đa ánh sáng. Nhờ đó mà bạn có thể thoải mái trong việc điều chỉnh tốc độ màn trập và ISO. Nếu bạn sở hữu chiếc máy ảnh có một ống kính với khẩu độ rộng, như 50mm f/1.8, hãy chọn nó thay vì ống kit. Nếu bạn chỉ có ống kit thì nên sử dụng nó ở tiêu cự ngắn nhất (thường là 18mm) để có thể mở khẩu tối đa (f/3.5).

Trong trường hợp sử dụng đèn flash, bạn nên cân nhắc khép khẩu độ hẹp hơn, phù hợp với cường độ của đèn flash.

Khấu độ chụp ảnh ban đêm

Tốc độ màn trập trong chụp ảnh đêm

Tốc độ này sẽ phụ thuộc vào loại ảnh mà bạn đang muốn chụp khi bạn chụp ảnh vào buổi đêm. Có hai kiểu ảnh phổ biến:

  • Ảnh chụp chủ thể tối như bầu trời đêm: 

Bạn sẽ cần tối đa hóa lượng ánh sáng thu vào cảm biến để chủ thể trở nên rõ ràng hơn trong bức ảnh.

Trong tình huống này chắc chắn sẽ cần đến một tốc độ màn trập chậm nhất có thể nhưng không được gây ra hiện tượng star trail (vệt sao, nếu có sao trong khung hình).

Để tính toán tốc độ màn trập, bạn hãy sử dụng quy tắc 500: lấy 500 chia cho tiêu cự full-frame của ống kính bạn đang sử dụng để có được tốc độ màn trập chậm nhất có thể. 

Ví dụ, với một ống kính 20mm (full-frame), bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập 25 giây (500/20=25). Với một ống kính 50mm, bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập 10 giây (500/50=10).

Các ống kính góc rộng, khẩu độ rộng này rất được yêu thích sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia thiên văn bởi những bức ảnh mà nó tạo nên rất chân thực cũng như sắc nét.

Mặt khác, nếu bạn đang tìm cách sử dụng tốc độ màn trập chậm nhất có thể để chụp các chủ thể di chuyển, bạn nên áp dụng quy tắc tương hỗ. Tốc độ màn trập chậm nhất có thể sử dụng là 1/tiêu-cự-của-ống-kính. Ví dụ, với ống kính 20mm, tốc độ màn trập hợp lý là 1/20 giây. Với ống kính 50mm, bạn có thể sử dụng 1/50 giây. Bạn có thể hạ tốc độ màn trập thêm một chút nữa nếu có kỹ thuật tốt, hoặc được trợ giúp từ tính năng chống rung quang học; do đó hãy sử dụng quy tắc tương hỗ như một dạng tham khảo thôi nhé.

ảnh trời được chụp vào đêm

  • Ảnh chụp chân dung: Đối với kiểu ảnh thông thường này, bạn nên sử dụng tốc độ màn trập vừa đủ để đóng băng chuyển động nhưng vẫn thu được lượng ánh sáng nhiều nhất có thể. 

ISO trong chụp ảnh đêm 

ISO là yếu tố tạo nên sự cân bằng độ sáng, tối của mỗi bức ảnh. Vào ban đêm, bạn sẽ phải đẩy nó lên cao hơn nhiều so với ban ngày, bởi trong nhiều tình huống, ảnh chụp ra sẽ không đủ sáng nếu chỉ quan tâm đến tốc độ màn trập và khẩu độ. Thông thường, hãy bắt đầu với mức ISO 800 và tăng dần. Tuỳ thuộc vào tính năng của camera, bạn sẽ có thể đẩy ISO lên khoảng 3200 hoặc 6400 mà vẫn cho ra những bức ảnh trong trẻo. Sau mức 6400, bạn sẽ thấy rất nhiều nhiễu số khiến ảnh bị bệt đi và chất lượng tổng thể cũng theo đó mà giảm dần. Tốt nhất, hãy thử nghiệm và tìm xem mức ISO giới hạn bạn có thể chấp nhận được đối với loại hình nhiếp ảnh mình sắp thực hiện.

Kết luận 

Vấn đề xoay quanh khi chụp ảnh ban đêm hầu như chỉ là làm sao để có đủ lượng ánh sáng cần thiết với sự đánh đổi ít nhất. Cách đơn giản nhất để làm điều đó là:

- Đặt khẩu độ rộng nhất và tốc độ màn trập chậm nhất có thể, cùng với ISO thấp nhất mà vẫn đảm bảo thu được kết quả mong muốn.

- Đặt khẩu độ rộng nhất và tốc độ màn trập nhanh nhất có thể, cùng với ISO cao nhất mà vẫn đảm bảo thu được ảnh trong trẻo.

chụp ảnh ban đêm

Với những gợi ý này, Digi4U chắc chắn với bạn rằng việc vác máy ảnh đi săn những khoảnh khắc thú vị về đêm không còn khó khăn nữa rồi! 

Còn chần chừ gì mà chưa tậu cho mình một em máy ảnh chuyên nghiệp và tạo ra những tuyệt tác về đêm trên từng con phố nhỏ của thành phố xinh đẹp thôi! Mùa thu về chính là khoảng thời gian thơ mộng rất phù hợp để “tác nghiệp” đấy!

Ghé thăm website Digi4u.net để tham khảo một số máy ảnh dslr chuyên nghiệp hay máy ảnh du lịch nhỏ xinh nhé! 

>>> Một tham khảo nhỏ về ống kính mà bạn có thể tham khảo: Điểm danh Top 3+ ống kính Sigma cho Canon được ưa chuộng hiện nay

Tin liên quan

CHAT ZALO
SHOWROOM
[x]

banner popup quảng cáo