Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Bạn đã mua cho mình một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp DSLR, thì điều tiếp theo bạn cần bổ sung thêm vào bộ sưu tập này vài chiếc ống kính.

Để giúp bạn hài lòng hơn về chất lượng ảnh, với độ tiện lợi của ống kính có thể giúp bạn zoom hình ảnh lại gần hay đơn giản là một ống tiêu cự cố định trên máy.

Hy vọng những chia sẻ của DIGI4U.vn dưới đây sẽ mang lại cho bạn những lựa chọn mua một chiếc ống kính máy ảnh số giá tốt nhất?

Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Việc đầu tiên bạn nên hiểu về ống kính được biểu thị như  thế nào?

Khi bạn vào bất cứ website nào để tìm hiểu về ống kính thì có lẽ bạn cũng cảm thấy bù đầu với những  dãy thông số được ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Thường thì chúng ta  thấy một chiếc ống kính sẽ được biểu thị với những con số và dòng chữ  khiến người dùng mới cảm thấy khó hiểu.

Nhưng với kinh nghiệm của DIGI4U, thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên tập trung vào 1 số dữ liệu nói về chiếc ống kính ngay thời điểm đó.

  • Tiêu cự (focal length): thể hiện góc nhìn của ống kính đó, là khoảng cách từ quang tâm của ống kính đến tiêu điểm.
  • Khẩu độ (Aperture): Thể hiện lượng ánh sáng tối đa mà ống kính thu được.
  • Ổn định hình ảnh(Image Stabilization): một số ống kính tích hợp tính năng này cho phép hạn chế ảnh bị nhòe do rung.
  • Định dạng (format): ống kính của bạn mua sẽ làm việc với loại cảm biến nào, fullframe hay crop.
  • Ngàm ống kính (lens mount): thể hiện liệu ống kính này có tương thích với máy hình của bạn hay không.

 Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Tiêu cự của ống kính:

Những con số đầu tiên khi bạn cầm chiếc máy ảnh lên và ngắm thì đó chính là tiêu cự của nó, khi kết hợp với cảm biến máy ảnh chuyên nghiệp DSLR sẽ cho chúng ta biết chính xác về góc cạnh nhìn của ống kính.  Ví dụ ống kính 16mm sẽ chụp được nhiều hình ảnh hơn là ống kính 35mm. Nếu ống kính của bạn hiển thị 2 con số mm là 18-55mm nghĩa là bạn đang dùng ống kính zoom, cho phép thay đổi tiêu cự trong khoảng từ 18-55mm. Nếu chỉ có 1 số thì tức là bạn đang dùng ống cố định (fix hoặc prime).

Bạn nên tìm hiểu và đọc kỹ những điều cơ bản của máy quay chuyên nghiệp đặc biệt cần lưu ý ở phần kích cỡ cảm biến  của máy ảnh.

Độ mở của ống kính (Aperture):

Độ mở của ống kính thể hiện lượng ánh sáng tối đa mà một chiếc ống kính có thể thu được ở 1 tiêu cự cố định của chiếc máy ảnh.

Giả dụ: Ống kính có 18-50 F2.8 thì 18-50 là tiêu cự từ 18mm đến 50mm, F2.8 là độ mở tối đa của ống kính đó trong bất cứ khoảng nào chạy từ 18 đến 50mm. Khi bạn xoay ống kính cho nó zoom trong 1 khoảng tiêu cự giữa 2 điểm 18-200mm thì độ mở tối đa của ống kính sẽ thay đổi theo.

Thông thường thì độ mở của các ông kính sẽ khác nhau nhưng đối với ống kính có độ mở lớn hơn sẽ cho phép bạn chụp hình trong những điều kiện ánh sáng kém hơn mà không cần phải sử dụng đèn flash. Ngoài ra, ống kính khẩu độ lớn khi mở khẩu tối đa có thể tạo được vùng ảnh mờ rộng, làm nổi bật chủ thể lên khỏi hậu cảnh (DOF-depth of field mỏng).

Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Chống rung hình ảnh:

Khi chọn mua một chiếc ống kính thì chúng ta phải quan tâm đến tính ổn định hình ảnh của chiếc máy đó mang lại. Trong khi đó Pentex và Olympus dùng chống rung bằng cách dịch chuyển cảm biến thì Canon, Nikon, Panasonic và Samsung dùng chống rung ống kính. Sony quái chiêu hơn, dùng chống rung cảm biến (Super Steady Shot) cho dòng máy Alpha DSLR nhưng lại dùng chống rung ống kính (Optical Steady Shot) cho các hệ máy Alpha NEX. Chống rung quang học cực kỳ hữu ích khi chụp ảnh với ống kính tele.

Định dạng cảm biến:

Các máy ảnh chuyên nghiệp DSLR hiện tại đều sử dụng cảm biến APS-C có kích thước 24x16mm, nhỏ hơn khoảng 1 nửa so với film 35mm trước kia. Còn  1 vài nhà sản xuất như Canon, Nikon và Sony cũng cho ra mắt những máy ảnh full frame có kích cỡ cảm biến bằng film 35mm ngày xưa, tức là 24x36mm. Một vài dòng máy của Canon lại sử dụng cảm biến APS-H có hệ số crop 1,3. Panasonic.

Hệ thống ống kính máy ảnh tối ưu hóa cho máy có cảm biến APS-C. Các ống kính full frame hoạt động rất tốt trên các máy APS-C nhưng bạn hãy cẩn thận khi dùng ống kính dành riêng cho APS-C lên full frame, chúng có thể bị đen 4 góc hay bị nhân hệ số crop y hệt như khi gắn lên APS-C

Chính vì thế bạn hãy cân nhắc kỹ khi mua ống kính nếu muốn nâng cấp lên full frame sau này.

Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Ngàm ống kính (mount):

Trừ một vài trường hợp ngoại lệ thì mỗi nhà sản xuất lại đưa ra các ngàm khác nhau cho máy ảnh của mình. Ngàm ống kính đóng vai trò là các chốt khóa ống kính vào máy hình, do vậy bạn không thể đem ống Nikon gắn lên máy Canon hay ngược lại được. Nếu muốn thì ta phải dùng các bộ chuyển đổi nhưng tạm thời sẽ không nhắc đến nó ở đây do các giới hạn khác nhau. Chẳng hạn như nhiều nhà sản xuất cho ra mắt các ngàm chuyển đổi ống kính từ DSLR sang cho máy Four-Thirds nhưng lại gặp 1 vài giới hạn như phải lấy nét tay hoặc lấy nét tự động chậm....

Kinh nghiệm chọn mua ống kính máy ảnh số

Một số ngoại lệ có thể kể đến như là Olympus và Panasonic sử dụng chung 1 loại ngàm cho máy ảnh không gương thay đổi ống kính (ILC) nên bạn có thể dùng chung với nhau. Samsung DSLR thì dùng chung ngàm KAF với các máy Pentex nhưng hiện tại thì họ đã dùng ngàm NX riêng trên các máy ILC. Các nhà sản xuất thứ 3 như Sigma, Tamron và Tokina chế tạo ống kính cho nhiều hãng khác nhau nhưng phiên bản của hãng nào thì dùng ngàm hãng đó.

Lấy nét tự động (AF-Auto Focus):

Tính năng lấy nét tự động AF là 1 tính năng cực kỳ hữu ích nhưng không phải sự kết hợp nào giữa ống kính và máy ảnh cũng cho ra nó. Motor lấy nét tự động có thể đặt trên thân máy, ống kính hay cả 2. Hơn nữa, dù là trên ống kính thì nó cũng chia làm nhiều loại khác nhau. Có 3 cách chính để auto focus, cách đầu tiên là screw drive, cách thứ 2 là micromotor và cuối cùng là ultrasonic

Hy vọng những chia sẻ “kinh nghiệm lựa chọn mua ống kính máy ảnh số” của DIGI4U.NET  sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình được những ống kính máy ảnh tốt nhất.

Bài viết khác

Bình luận

avatar
x
CÔNG TY CỔ PHẦN EHOME HÀ NỘI
Giấy ĐKKĐ số 0107498194 do Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp ngày 07 tháng 07 năm 2016.
Trụ sở chính: Số 14 Ngõ Chợ Khâm Thiên, P. Khâm Thiên, Q. Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam
Địa điểm kinh doanh: 89 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024).39972546 Hot line : 0966.889.176
Email: kinhdoanh1@digi4u.vn - kinhdoanh2@digi4u.vn
Website: digi4u.net
Facebook chat - Hỗ trợ tư vấn
[x]

banner popup quảng cáo

Hãy chat với chúng tôi