5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu

Nếu bạn đang có hứng thú với việc làm phim và mới bắt đầu vào nghề? Digi4u xin được chia sẻ với các bạn 5 yếu tố cơ bản sau đây để xây dựng hệ thống các kỹ năng làm phim của bạn.

Những bài tập này dạy bạn về những nguyên tắc căn bản khác nhau trong làm phim, và chúng thách thức bạn, với tư cách là một người làm phim, sáng tạo ngôn ngữ sáng tạo của riêng mình.

5 yếu tố cơ bản trong làm phim

5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu-5

1. Chuỗi hình ảnh

Yếu tố đầu tiên mà hầu hết các trường điện ảnh áp dụng là “dùng một chuỗi các hình ảnh để kể chuyện”. Nó tập trung vào bố cục và lựa chọn shot. (Nó cũng tương đối đơn giản cho bất cứ cấp độ nào). Tất cả những gì bạn cần phải làm là dùng một máy ảnh có thể chụp ảnh tĩnh (có thể là DSLR hoặc điện thoại), để chụp từ 15 đến 20 tấm ảnh để kể một câu chuyện.

 

Điều này đòi hỏi một quy trình bài bản ngay từ đầu, bao gồm: viết kịch bản, vẽ storyboard, diễn viên, khảo sát địa điểm, ánh sáng… nhưng bạn không cần phải lo lắng đến việc thu âm. Thường thì người ta làm bài tập này theo nhóm từ 3-5 người, nhưng bạn cũng có thể làm bài tập này một mình.

5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu-2

Bài tập này cũng yêu cầu một số bước giới thiệu theo kiểu dựng phi tuyết, vì bạn sẽ cần sắp xếp các hình ảnh theo một thứ tự kiểu như dựng phim với một timeline và sau đó quyết định độ dài cho mỗi shot. Bạn cũng có thể thêm nhạc hoặc voice-over nếu bạn thực sự thích thách thức bản thân mình.

2. Hành động hoàn chỉnh

Khi bạn học được một số kiến thức cơ bản về bố cục và dựng phim, bài tập đầu tiên thường giúp sinh viên tăng cường khả năng làm việc với match cut và hoàn tất hành động. Đây là một bài tập tương đối ngắn và đơn giản, nhưng nó cũng là một bài tập quan trọng vì nó giúp bạn luyện tập kết nối chuyển động và góc quay trong các shot.

5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu-1

 

Bạn sẽ cần phải chọn một hành động diễn ra thường ngày, có mức độ phức tạp vừa phải và quay lại cảnh đó. Một số ví dụ điển hình như là: cảnh nấu ăn, cảnh gói quà hoặc giặt đồ. Tốt nhất, nó nên là một hành động diễn ra tại một địa điểm trong một căn phòng, nơi có điều kiện ánh sáng phù hợp.

Thách thức ở đây là phải chọn hành động nào để quay, và sau đó dịch những thứ quay được trong quá trình dựng phim để thể hiện một hành động hoàn chỉnh, liền mạch từ đầu đến cuối. Khi bạn mới bắt đầu, nó có vẻ dễ hơn bạn tưởng. Nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ một cách kỹ càng về tất cả các sắc thái của quá trình quay và dựng.

3. Làm phim tài liệu

Bài tập này tạo ra nhiều thách thức hơn. Từ việc quay một hành động đơn lẻ, tại một địa điểm cố định, sang việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác và ghi lại nhiều hành động khác nhau. Các yếu tố mà chúng ta quay không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Đây là loại bài tập phổ biến tại các trường điện ảnh.

5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu-3

Đối với bài tập này, bạn sẽ cần chọn một chủ đề, lý tưởng nhất là hoàn tất một hoặc nhiều hành động của nó. Một số ví dụ có thể sẽ thú vị là quá trình chuẩn bị bánh pizza để chuẩn bị giao hàng của một tiệm pizza, một nhóm thợ chuyên làm nhiệm vụ cắt cỏ – chăm sóc cây cảnh, hoặc một thợ máy đang thay lốp xe.

Điều quan trọng là hoạt động này phải nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và thực sự mang tính ‘tài liệu’, vậy nên bạn phải lên kế hoạch để ghi lại các footage mà bạn sẽ cần để tạo ra một câu chuyện liền mạch trong quá trình dựng.

4. Hai người ngồi trò chuyện với nhau, có Flashback

Một trong những project thú vị hơn mà tôi được học trong trường điện ảnh là quay cảnh thoại có hai người với flashback.

Cuộc nói chuyện giữa hai người là một trong những yếu tố thường thấy trong phim điện ảnh, và nó dạy bạn rất nhiều nguyên tắc và kỹ thuật. Bạn cần phải học và áp dụng quy tắc 180 độ, cùng với shot-reverse-shot tiêu chuẩn. Bạn có thể thêm các shot cận, shot qua vai, shot phản ứng… để có thể linh hoạt xử lý trong phòng dựng và giúp cho bản dựng sinh động hơn.

5 yếu tố cơ bản trong làm phim cho người mới bắt đầu-4

Các đoạn flashback bổ sung thêm yếu tố khác: chuyển cuộc hội thoại từ trò chuyện bằng một sequence mà nhân vật của bạn có thể mô tả hoặc ám chỉ như một cách để phát triển câu chuyện. Một khi bạn đã có đầy đủ footage, việc dựng có thể trở nên rất cởi mở, và sẽ rất thú vị khi bạn thấy có bao nhiêu cách để bạn có thể kết hợp các footage với nhau.

5. Phim ngắn với cấu trúc ba hồi

Thường thì không phải lúc nào người ta cũng dạy về cái này trong một lớp điện ảnh nhập môn. Tuy nhiên, cấu trúc kể chuyện ba hồi truyền thống là một bước tiến cực lớn trong cả phim ngắn lẫn phim dài – hầu như tất cả các bộ phim điện ảnh và truyền hình đều sử dụng cấu trúc này ở một mức độ nào đó.

Bài tập này đòi hỏi bạn phải viết kịch bản, làm storyboard, quay phim và dựng một phim ngắn tuân thủ cấu trúc ba hồi trong kể chuyện. Bạn không cần đảm bảo tất cả các yếu tố. Nhưng nó là một thách thức khá thú vị để cho thấy các yếu tố căn bản trong hành trình anh hùng từ đầu đến cuối.

Nếu bạn thấy các ‘bài tập’ này hữu ích, bạn có thể bắt đầu tự mình làm một số project và chia sẻ nó với bạn bè hoặc những người làm phim khác nhé. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Internet

Bình luận

avatar
x

Bài viết nhiều người xem nhất

Bài viết mới nhất

Facebook chat - Hỗ trợ tư vấn
youtobe
zalo
(8h - 24h)
zalo
(8h - 24h)
facebook
(8h - 24h)
Hãy chat với chúng tôi