Filter máy ảnh là gì? Có quan trọng với nhiếp ảnh hay không?

Filter là một trong những phụ kiện không thể thiếu đối với chụp ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu "Filter máy ảnh là gì" và nó có thực sự cần thiết với nhiếp ảnh. Hãy cùng Digi4u tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.

Filter máy ảnh là gì?

Filter hay còn được gọi là kính lọc, thường được lắp ở phía trước ống kính với mục đích bảo vệ và tăng chất lượng hình ảnh. Trên filter có một lớp tráng (coating) tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó, và lớp tráng này tránh việc trầy xước cho kính lọc.

filter máy ảnh là gì

Viền kim loại của filter có ghi một số thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất để bạn dễ dàng lựa chọn kính lọc phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Viền này thường được làm bằng nhôm hoặc đồng thau giúp chịu lực tốt và bảo vệ kính lọc khi có va chạm. Và viền kim loại này sẽ là màu đen để hạn chế việc phản xạ ánh sáng và giảm quang sai.

Lưu ý khi chọn Filter

Có hai cách để gắn filter vào ống kính là dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ là gắn vào phía trước ống kính. Với cách gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống kính. Nhưng sẽ hơi vất vả cho bạn khi phải giữ nó trước ống kính, bạn có thể sẽ phải vừa chụp vừa cầm filter.

filter là gì

Còn với dạng dùng rãnh xoắn ốc thì filter gắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời giúp phần bảo vệ ống kính và bạn cũng không phải mất tay như đối với kiểu gắn phía trước.

Nếu bạn mua filter dạng xoắn ốc thì hãy xem kĩ đường kính ống của bạn và chọn loại filter có đường kính tương ứng thì mới có thể gắn nó vào ống kính được. Nếu chưa biết đường kính của ống là bao nhiêu bạn hãy xem nó ở bên hông của ống, với đơn vị đo là milimét.

filter máy ảnh

Độ dày filter cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi dùng với ống góc rộng. Có một số loại filter siêu mỏng được thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng viền đen, nhưng lại khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm filter khác vào bên trên, thậm chí cả nắp ống kính cũng không thể dùng được.

Một số loại Filter (kính lọc) thông dụng hiện nay

Có rất nhiều loại kính lọc khác nhau và ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những dòng kính lọc phổ biến được sử dụng nhiều nhất:

Filter ND

Nó còn được gọi là dạng kính lọc mật độ sáng tự nhiên có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính. Giúp cho khả năng chụp ảnh ở tốc độ thấp hơn, và tạo ra một số hiệu ứng vô cùng đặc sắc.

filter nd

Ở loại Filter ND được chia ra làm 2 loại chính là:

Filter ND giảm sáng cố định: loại này chỉ có một chỉ số giảm sáng cố định và không thể thay đổi được.

Filter ND Giảm sáng thay đổi: loại này có khả năng thay đổi mức độ giảm sáng khi xoay 2 lớp filter. Tùy thuộc vào từng loại filter mà có giá trị giảm sáng khác nhau, thông thường là từ 5 đến 10 stops.

Filter UV

Loại filter này có khả năng ngăn cản tia cực tím đi vào thấu kính. Với mắt thường không thể nhìn thấy những tia cực tím này, nhưng nếu tia này đi vào trong máy có thể gây hại cho cảm biến ảnh của máy ảnh.

filter uv

Ngoài ra, filter UV còn giúp loại bỏ những thành phần sáng đục như sương mù hay khói, làm giảm tương phản trong bức hình cũng như ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc. Và nó còn bảo vệ cho ống kính khỏi các tác hại bên ngoài như bụi bẩn, tia nước hay va đập mạnh.

Filter GND

Là một biến thể khác của filter ND. Nếu như Filter ND giảm cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì Filter GND chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định, tuỳ theo loại filter mà mức độ cản sẽ khác nhau.

filter gnd

Kính lọc GND có thể giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cùng cực sáng, nhưng lại không làm những vùng còn lại bị quá tối, thích hợp để chụp các bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất. Filter GND không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.

Filter CPL

Dạng kính lọc này không chỉ giảm cường độ ánh sáng như filter ND, mà nó sẽ cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính, giúp loại bỏ hiện tượng bị loá khi chụp các mặt phản xạ.

Filter CPL

Filter CPL thường có một phần cố định gắn chặt vào đầu ống kính, một phần có thể tự xoay để phân cực ánh sáng. Bạn hoàn toàn chủ động điều chỉnh khi xoay CPL quanh ống kính và chọn hiệu ứng tốt nhất cho bức hình.

Ngoài ra, còn rất nhiều các loại filter khác để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau. Trên đây là những gì bạn đang cần để hiểu được "filter máy ảnh là gì" và nó có cần thiết cho nhiếp ảnh hay không.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các thiết bị phụ kiện cho máy ảnh, hay filter hãy đến với Digi4u chúng tôi. Ở đây chúng tôi có đủ các trang thiết bị mà bạn cần cho nhiếp ảnh với mức giá tốt nhất thị trường. Gọi ngay tới hotline: 0983.789.176 để được tư vấn miễn phí nhé.

Bình luận

avatar
x

Bài viết nhiều người xem nhất

Bài viết mới nhất

Facebook chat - Hỗ trợ tư vấn
youtobe
Youtube
zalo
Zalo (8h - 24h)
zalo
Zalo (8h - 24h)
facebook
Facebook (8h - 24h)
Hãy chat với chúng tôi